Các tiêu chí để được cấp mã số vùng trồng 2

Cấp mã số vùng trồng là gì? Thủ tục và quy trình đăng ký

Khi một sản phẩm nông sản muốn xuất khẩu ra nước ngoài thì phải có mã số vùng trồng. Đây là điều kiện bắt buộc để có thể theo dõi, kiểm soát tình hình sản xuất, truy xuất được nguồn gốc nông sản… Mã số vùng trồng là gì? Quy trình thiết lập vùng trồng và các bước đăng ký thủ tục cấp mã số vùng trồng chuẩn nhất như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.

Mã vùng trồng là gì?

Mã vùng trồng là gì?

Mã số vùng trồng được xem là một trong những tiêu chí đầu tiên, quan trọng. Để đánh giá nông sản có đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu không.

Tại điều 64 của văn bản luật trồng trọt số 31/2018/QH14. Có quy định về việc quản lý cũng như cấp mã số vùng trồng.

  1. Mã số vùng trồng chính là mã số định danh cho 1 vùng trồng trọt nhằm mục đích kiểm soát. Và theo dõi tình hình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm và truy xuất được nguồn gốc của cây trồng, sản phẩm.
  2. Nhà nước có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện. Để hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức đăng ký mã số vùng trồng.
  3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ xây dựng lộ trình. Cũng như hướng dẫn việc cấp mã số vùng trồng trên phạm vi cả nước.
  4. Ủy ban nhân dân thuộc cấp tỉnh sẽ tổ chức cấp mã số vùng trồng tại địa bàn. Theo hướng dẫn và lộ trình của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Theo Vina Logistics tìm hiểu. Mã số vùng trồng có thể hiểu là 1 chứng nhận về mã số định danh cho 1 khu vực trồng trọt. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát và theo dõi tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời giúp nông sản được đưa vào quá trình lưu thông tại thị trường phải chuẩn nguồn gốc. Tránh tình trạng bị trà trộn các sản phẩm của nơi khác vào các vùng trồng đã được cấp mã số.

Tại sao phải đăng ký mã số vùng trồng

Tại sao phải đăng ký mã số vùng trồng

Theo như yêu cầu kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu. Với các mặt hàng là trái cây tươi, rau củ khi xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu về vùng trồng riêng với các mặt hàng xuất khẩu được kiểm soát. Và đăng ký bởi cục bảo vệ thực vật là yêu cầu đầu tiên.

Việc cấp mã vùng trồng giúp truy xuất được nguồn gốc và gắn chặt sản xuất theo các quy trình cụ thể để đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu. Điều này giúp cho người nông dân ý thức rõ ràng được việc sản xuất liên quan chặt chẽ đến giá thành và chất lượng của sản phẩm.

1 số nước yêu cầu các loại trái cây của Việt Nam phải có mã vùng trồng thì mới được phép xuất khẩu sang nước họ. Có thể kể đến như  Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ. Với các vùng trồng nếu như đã được cấp mã số, nước nhập khẩu có thể kiểm tra đột xuất bất cứ lúc nào. Về các vấn đề như chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, tình hình sản xuất… ở các vùng trồng.

Đối với thị trường Trung Quốc

Trung Quốc quy định hoa quả tươi khi nhập khẩu phải có các thông tin để truy xuất nguồn gốc. Họ yêu cầu phía cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phải cung cấp các thông tin về mã vùng trồng. Các cơ sở đóng gói cho cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc. Để đảo bảo việc xuất khẩu các nông sản tươi được thuận lợi. Đáp ứng được các quy định của nước nhập khẩu, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Và các đơn vị liên quan phải thực hiện nghiêm túc việc cấp các thông tin về cơ sở đóng gói. Và vùng trồng hoa quả tươi xuất khẩu.

Danh sách mã số vùng trồng

Để biết danh sách mã số vùng trồng được chi cục bảo vệ thực vật cấp. Bạn có thể truy cập vào website https://www.ppd.gov.vn/quan-ly-ma-so-vung-trong—co-so-dong-goi.htm

Bạn truy cập vào đường link này và tìm theo danh sách thị trường để biết đầu số mã vùng các tỉnh.

Đăng ký mã số vùng trồng

Các bước đăng ký mã số vùng trồng

Các bước đăng ký mã số vùng trồng

  • Cá nhân/ tổ chức có nhu cầu muốn xuất khẩu trái cây phải trình yêu cầu với cục bảo vệ thực vật.
  • Cục bảo vệ thực vật sẽ xem xét và rà soát các tài liệu do cá nhân/ tổ chức trình lên. Nếu đáp ứng được các yêu cầu thì cục bảo vệ thực vật sẽ tiến hành khảo sát. Cung như điều tra các vùng trồng trái cây xin cấp mã số. Trong 1 số trường hợp cần thiết để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Các cán bộ của cơ quan bảo vệ thực vật nước nhập khẩu có thể cùng đi để đánh giá.
  • Sau quá trình khảo sát và điều tra, nếu vùng trồng có thể đáp ứng được tất cả các tiêu chí thì cục bảo vệ thực vật sẽ cấp mã số vùng trồng. Nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn. Thì cục bảo vệ thực vật sẽ đưa ra các chỉ đạo để khắc phục. Cá nhân/ tổ chức có thể xin đăng ký lại sau khi đã hoàn thành các yêu cầu còn thiếu.
  • Khi có kết quả, cục bảo vệ thực vật sẽ thông báo cho cá nhân/ doanh nghiệp. Để gửi mã số vùng trồng đó sang phía cơ quan bảo vệ thực vật của nước nhập khẩu. Đối với thị trường nước Mỹ, phía cơ quan bảo vệ thực vật của nước này sẽ cấp mã số IRADS dựa trên mã số  P.U.C của cục bảo vệ thực vật. Nếu trái cây xuất khẩu vào Mỹ trên hàng hóa phải có đủ 2 mã số trên.

Các tiêu chí để được cấp mã số vùng trồng

Đối với cá nhân/ tổ chức 

Các tiêu chí để được cấp mã số vùng trồng

Khi cá nhân/ tổ chức muốn xin cấp mã số vùng trồng cho hàng hóa xuất khẩu thì hồ sơ cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn xin được cấp mã vùng trồng
  • Với các doanh nghiệp cần có đầy đủ thông tin của người đại diện công ty (căn cước công dân, giấy phép đăng ký kinh doanh). Các bản sao phải có công chứng.
  • Thông tin của người đại diện vùng trồng xin cấp mã số (căn cước công dân, giấy chứng nhận đã được đào tạo về VietGAP). Các bản sao phải có công chứng.
  • Giấy chứng nhận VietGAP của vùng trồng (nếu có)

Yêu cầu về điều kiện và diện tích canh tác của vùng trồng

Các tiêu chí để được cấp mã số vùng trồng 2

  • Diện tích canh tác không được vượt quá 12 ha/ mã.
  • Vùng trồng có thể không cần chứng nhận VietGAP hoặc các chứng chỉ tương đương. Nhưng việc canh tác phải theo quy trình VietGAP hoặc tương đương.
  • Vùng trồng phải là vùng sản xuất tập trung. Không chăn thả gia cầm, gia súc hoặc có chợ, nhà dân bên trong.
  • Vùng trồng chỉ được trồng duy nhất 1 loại cây ăn quả, không trồng xen các loại cây khác.

Yêu cầu về việc ghi chép sổ sách: phải ghi chép đầy đủ các tác động lên cây trồng trong một vụ canh tác.

Yêu cầu về việc vệ sinh đồng ruộng: trên đồng ruộng phải sạch cỏ dại, các bao bì, túi nilon, chai lọ phải được tập kết và tiêu hủy.

Yêu cầu về dịch hại ở vùng sản xuất: tiến hành thu mẫu, điều tra, giám định các thành phần dịch hại trên vùng trồng trái cây xuất khẩu.

Yêu cầu về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Vùng trồng trái cây xuất khẩu chỉ được sử dụng 1 bộ thuốc bảo vệ thực vật. Không chứa các chất hóa học cấm sử dụng. Bộ thuốc này phải được xác nhận của chi cục bảo vệ thực vật địa phương.

>>>Xem thêm: Tham khảo dịch vụ tư vấn đăng ký mã gacc lệnh 248 uy tín chuyên nghiệp

Tổng kết

Mã số vùng trồng là một yếu tố rất quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các thủ tục và quy trình cấp mã số vùng trồng để có áp dụng vào thực tế công việc của mình.

Trung tâm logistic XNK Quốc tế Vina Logistics

Bài viết tương tự